Chất liệu thủy tinh thích hợp nhất cho việc nấu nướng, hâm nóng thức ăn, đựng thực phẩm nóng,… là thủy tinh chịu nhiệt (heat resistant- glass). Loại thủy tinh này chịu được sốc nhiệt rất tốt nên có thể lấy chúng ra từ tủ lạnh cho ngay vào lò vi sóng, lò nướng hoặc ngược lại mà không sợ bị vỡ như các loại thủy tinh thông thường khác.
Khá nhiều người tiêu
dùng hiện nay ưa chuộng các vật dụng thủy tinh dùng trong nhà bếp bởi thiết kế
đẹp, trong suốt nên dễ dàng kiểm tra thực phẩm trong quá trình nấu, dễ chùi
rửa, không bị bám mùi, màu… Thế nên, việc chọn lựa và sử dụng đồ dùng bằng thủy
tinh như thế nào để đảm bảo an toàn là điều mà các bà nội trợ quan tâm.
Chọn
nguyên liệu thủy tinh tùy theo mục đích sử dụng
Bằng mắt thường, các
loại thủy tinh đều trông giống nhau nên để nhận biết loại thủy tinh tốt, xấu
thì người tiêu dùng nên dựa vào thông tin ghi trên sản phẩm. Với các nhãn hàng
uy tín, thông tin về nguyên liệu thủy tinh đều được ghi trên sản phẩm. Hiện tại
thủy tinh trên thị trường được chia làm 3 loại:
Thủy tinh thông thường
(soda lime): Làm bằng nguyên liệu soda lime, được dùng để sản xuất các ly thủy
tinh, chén bát, chai lọ nước ngọt sử dụng hằng ngày.
Thủy tinh cường lực
(tempered glass): Thủy tinh thông thường (soda lime) được đun nóng đến 630 độ,
sau đó làm lạnh đột ngột ở các bề mặt cho thủy tinh độ rắn chắc và chịu nhiệt
cao hơn thủy tinh thông thường. Loại này phù hợp trong các công trình kiến trúc
và trang trí nội thất, những nơi cần độ an toàn và khả năng chịu lực cao (cửa
kính các tòa nhà, bồn rửa tay, kính bồn tắm đứng...).
Thủy tinh chịu nhiệt
(heat- resistant glass): Thủy tinh được đun nóng đến 1.000 độ, sau đó làm nguội
từ từ, không tạo lực nén bên trong sản phẩm, chứa nguyên liệu chịu nhiệt
Borosilicate nên chịu được nhiệt độ đến 400 độ, chịu được sốc nhiệt đột ngột từ
nóng sang lạnh và ngược lại. Đây là loại thủy tinh lý tưởng cho vật dụng nhà
bếp, bảo quản thực phẩm và sử dụng trong lò nướng (thủy tinh phù hợp dành cho
nhà bếp).
Điều này cho thấy độ
dày mỏng của thủy tinh không quyết định độ bền của sản phẩm mà phụ thuộc việc
nguyên liệu của thủy tinh có phù hợp với mục đích sử dụng hay không. Thế nên,
những ý kiến cho rằng đồ thủy tinh càng dày càng bền, càng mỏng càng kém chất
lượng hay cũng nhiều ý kiến ngược lại cho rằng thủy tinh mỏng thì sẽ bền hơn
thủy tinh dày do nhiệt độ tản nhanh hơn, không gây sốc nhiệt, khó bị vỡ là hoàn
toàn sai lầm. Ngoài ra, độ bền thủy tinh còn phụ thuộc cách sử dụng và kiến
thức người tiêu dùng. Khi chọn thủy tinh để xây dựng kiến trúc hay cần sức bền
cơ học thì nên chọn thủy tinh cường lực (tempered glass), nhưng khi chọn thủy
tinh cho nhà bếp để dùng: trong lò nướng, nấu nướng trên bếp gas hoặc các hộp
bảo quản thực phẩm cần chịu sốc nhiệt tốt thì nên chọn thủy tinh chịu nhiệt
(heat-resistant glass) để đảm bảo an toàn. Nếu sử dụng loại thủy tinh cường lực
thì chúng sẽ dễ vỡ do khả năng chịu nhiệt kém và đặc biệt là nguy cơ vỡ tự phát
(vỡ không có lý do hay tác động) nên rất nguy hiểm cho an toàn của gia đình,
nhất là những gia đình có trẻ nhỏ.
Sử
dụng an toàn vật dụng bằng thủy tinh
Như đã nói ở trên thì
thủy tinh thích hợp nhất cho nhà bếp hoặc nơi phải thường xuyên tiếp xúc với
nhiệt độ cao là thủy tinh chịu nhiệt (heat resistant- Glass), chúng chịu được
sốc nhiệt tốt nên có thể lấy từ tủ lạnh cho ngày vào lò vi sóng, lò nướng hoặc
ngược lại mà không sợ bị vỡ như các loại thủy tinh khác.
Nhận dạng thủy tinh
chịu nhiệt bằng các thông tin ghi trên sản phẩm :
- Thủy tinh chịu nhiệt
(thường ký hiệu bằng tiếng Anh: borosilicate glass hay heat resistant- glass)
- An toàn trong lò
nướng (Oven safe, Oven OK)
- Thông tin nhiệt độ
Trong quá trình sử
dụng, cần lưu ý một số điều để kéo dài tuổi thọ của những sản phẩm bằng thủy
tinh:
- Tránh sốc nhiệt.
- Không tiếp xúc với nhiệt độ cao trong tình trạng rỗng không có thức ăn.
- Không đặt thủy tinh lên chỗ nhiều độ ẩm hay lên miếng vải ướt.
- Không rửa vật dụng thủy tinh bằng vật nhọn hay búi sắt.
- Thay ngay vật dụng bằng thủy tinh khi thấy xuất hiện vết nứt hay trầy xước.
- Không tiếp xúc với nhiệt độ cao trong tình trạng rỗng không có thức ăn.
- Không đặt thủy tinh lên chỗ nhiều độ ẩm hay lên miếng vải ướt.
- Không rửa vật dụng thủy tinh bằng vật nhọn hay búi sắt.
- Thay ngay vật dụng bằng thủy tinh khi thấy xuất hiện vết nứt hay trầy xước.
Ngoài ra, vật dụng
bằng thủy tinh sau một thời gian sử dụng sẽ bị ố vàng hoặc mất đi độ sáng bóng,
các bà nội trợ có thể áp dụng một số cách sau để giữ đồ dùng thủy tinh luôn như
mới:
- Sau khi rửa vật dụng
thủy tinh bằng nước rửa chén thì ngâm sản phẩm thủy tinh vào dung dịch nước ấm
có pha giấm hoặc nước cốt chanh, sau đó chùi nhẹ bằng khăn mịn.
- Không nên úp ngược thủy tinh vì như vậy có thể gây bám mùi bên trong vật dụng và có thể gây sứt mẻ vật dụng.
- Không nên rửa đồ dùng thủy tinh bằng búi sắt hoặc những vật dụng nhọn, như vậy sẽ làm trầy sản phẩm dẫn đến mất thẩm mỹ và làm sản phẩm dễ vỡ sau một thời gian sử dụng.
- Sau khi rửa xong chén bát bằng thủy tinh nên đặt nhẹ nhàng lên đồ để bát đĩa, tránh đặt lên những chỗ lạnh. Nếu như phải xếp chồng các sản phẩm thì nên đặt miếng lót giữa các sản phẩm để tránh ma sát trầy xước.
- Với những đồ thủy tinh không thể luồn tay vào để cọ, chùi rửa được thì ta có thể dùng dung dịch café pha loãng với nước đổ vào bên trong và để 1-2 tiếng. Trong trường hợp không có thời gian thì cho vào đó một ít gạo, đổ nước ấm vào và lắc mạnh, những vết bụi bẩn sẽ được chùi sạch.
- Không nên úp ngược thủy tinh vì như vậy có thể gây bám mùi bên trong vật dụng và có thể gây sứt mẻ vật dụng.
- Không nên rửa đồ dùng thủy tinh bằng búi sắt hoặc những vật dụng nhọn, như vậy sẽ làm trầy sản phẩm dẫn đến mất thẩm mỹ và làm sản phẩm dễ vỡ sau một thời gian sử dụng.
- Sau khi rửa xong chén bát bằng thủy tinh nên đặt nhẹ nhàng lên đồ để bát đĩa, tránh đặt lên những chỗ lạnh. Nếu như phải xếp chồng các sản phẩm thì nên đặt miếng lót giữa các sản phẩm để tránh ma sát trầy xước.
- Với những đồ thủy tinh không thể luồn tay vào để cọ, chùi rửa được thì ta có thể dùng dung dịch café pha loãng với nước đổ vào bên trong và để 1-2 tiếng. Trong trường hợp không có thời gian thì cho vào đó một ít gạo, đổ nước ấm vào và lắc mạnh, những vết bụi bẩn sẽ được chùi sạch.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét